Top Ad unit 728 × 90

Ngại đụng chạm vào ngực thiếu nữ, bác sĩ phát minh thiết bị y tế hữu dụng bậc nhất


Rene Laennec sinh năm 1781 là một bác sĩ và nhà phát minh người Pháp. Năm 1816, ông đã phát minh ra ống nghe đầu tiên và điều này đóng góp cực kỳ quan trọng cho y học hiện đại.


Rene Laennec là ai?


Rene Laennec sinh năm 1781 tại Pháp. Ông bắt đầu nghiên cứu y học dưới sự hướng dẫn của chú mình tại Đại học Nantes cho đến khi được gọi đi phục vụ y tế trong cuộc Cách mạng Pháp.


Ông được đánh giá là một sinh viên xuất sắc sau khi ông tiếp tục việc học ở Paris vào năm 1801 và bắt đầu làm việc tại Bệnh viện Necker sau khi chế độ quân chủ Pháp được tái lập vào năm 1815.




ngai dung cham vao nguc thieu nu, bac si phat minh thiet bi y te huu dung bac nhat - 1


ngai dung cham vao nguc thieu nu, bac si phat minh thiet bi y te huu dung bac nhat - 2

Bác sĩ Rene Laennec - người đầu tiên khai sinh ra ống nghe.


Ông cũng đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong ngành y khi đến Paris làm việc trong phòng thí nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và nhà bệnh lý học Guillaume Dupuytren. Không mất nhiều thời gian để Laennec trở thành nhà thực tập hàng đầu của Pháp thời bấy giờ.


Ngại đụng chạm vào cơ thể thiếu nữ, bác sĩ cho ra đời ống nghe


Năm 1816, chính vì sự nhút nhát đã khiến Laennec phát minh ra ống nghe. Vào thời kỳ đó, các bác sĩ thường lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân bằng cách đặt tai trực tiếp lên ngực của họ. Khi Laennec kiểm tra cho một thiếu nữ trẻ bị gặp vấn đề về tim, ông cảm thấy quá ngại ngùng để làm việc đó và cho rằng đó là hành vi không phù hợp. Hơn nữa, người phụ nữ còn bị thừa cân nên việc nghe nhịp tim cũng khó hơn.



Để tránh có sự tiếp xúc nhạy cảm với thiếu nữ trẻ, Laennec đã bất ngờ nghĩ ra cách đó là cuộn tờ giấy thành hình ống, đặt một đầu vào lồng ngực của bệnh nhân và áp tai nghe vào đầu bên kia. Thật bất ngờ khi cách làm này lại giúp Laennec nghe nhịp tim rõ ràng hơn hẳn so với việc áp tai nghe.


ngai dung cham vao nguc thieu nu, bac si phat minh thiet bi y te huu dung bac nhat - 3


Một trong những ống nghe ban đầu do bác sĩ Rene Theophile Laennec làm bằng gỗ và đồng thau.


Sau đó, ông đã thiết kế một ống gỗ rỗng có đường kính 3,5cm (1,4 inch) và dài 25cm (10 inch) giúp truyền âm thanh đến tai nhưng nó chỉ áp dụng được cho một bên tai. Bác sĩ Laennec đã mất tới ba năm để hoàn thiện thiết kế này và theo dõi thay đổi ở bệnh nhân viêm phổi, so sánh những gì ông nghe được với khi kết quả khám nghiệm tử thi.


Năm 1819, bác sĩ Laennec đã sáng chế phiên bản ống nghe đầu tiên mang tên De L'auscultation Mediate. 7 năm sau, ông qua đời vì bệnh lao khi mới 45 tuổi. Trước khi qua đời, Laennec hiểu rõ giá trị của ống nghe trong ngành y học, ông gọi đó là "di sản lớn nhất trong cuộc đời tôi".


Sự phát triển của ống nghe qua từng giai đoạn


Với tính hữu dụng và hiệu quả cọa, ống nghe đã nhanh chóng được áp dụng trên khắp nước Pháp và cả châu Âu, trước khi sang cả Mỹ. Từ sau đó, ống nghe cũng đã được trải qua nhiều lần cải tiến để phục vụ cho việc khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.


ngai dung cham vao nguc thieu nu, bac si phat minh thiet bi y te huu dung bac nhat - 4


Laennec hướng dẫn sinh viên dùng ống nghe.


Năm 1828, nhà vật lý người Pháp, Pierre Adolphe Piorry đã thay đổi hình dạng ống nghe ban đầu bằng cách sử dụng một mảnh ngà voi làm tấm đệm gõ.


Năm 1851, bác sĩ người Ireland, Arthur Leared đã phát minh ra ống nghe hai tai có thể được sử cho cả hai bên tai cùng lúc, làm bằng một loại nhựa bền gọi là gutta-percha.


Năm 1853, bác sĩ George Cammann có trụ sở ở New York đã điều chỉnh thành công thiết kế để sản xuất rộng hơn. Tai nghe được làm bằng ngà nối với một ống kim loại được giữ bằng bản lề. Nhờ thiết kế này mà chiếc ống nghe hai tai mới được sử dụng phổ biến. Cammann không bao giờ được cấp bằng sáng chế cho thiết kế của mình vì ông tin rằng nó nên có sẵn miễn phí cho tất cả các bác sĩ.


Năm 1894, tiến sĩ Robert Bowles tiếp tục phát triển thiết bị này bằng cách kết hợp màng chắn với chuông nghe. Chiếc ống nghe dạng này vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay.


ngai dung cham vao nguc thieu nu, bac si phat minh thiet bi y te huu dung bac nhat - 5


Ống nghe do tiến sĩ David Littmann sáng tạo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.


Năm 1945 đánh dấu sự ra đời của chiếc ống nghe dòng Rappaport và Sprague với hai ống nghe kép, một để nghe nhịp tim, phần còn lại để nghe phổi.


Năm 1961, phiên bản ống nghe phổ biến nhất hiện nay đã ra đời do tiến sĩ David Littmann sáng tạo. Để nghe âm thanh có tần số thấp, người sử dụng chỉ cần nhẹ nhàng để màng nghe tiếp xúc trên vùng cần nghe, với âm thanh có tần số cao, người sử dụng chỉ cần ấn nhẹ màng nghe.


Ống nghe tim mạch là sự kết hợp đơn thuần của một trong những định luật vật lý cơ bản nhất, dẫn truyền và khuyếch đại âm thanh. Tuy nhiên, nó lại có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành y và trở thành biểu tượng của nền y học hiện đại. Với mục đích ban đầu tạo ra khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân nhưng giờ đây nó đã trở thành công cụ lý tưởng gắn kết hai đối tượng trong quá trình khám và chữa trị.





Bí ẩn độc dược sát phu giết hơn 600 đàn ông, chỉ 4 giọt là chết không dấu vết


Bí ẩn "độc dược sát phu" giết hơn 600 đàn ông, chỉ 4 giọt là chết không dấu vết

Giulia Tofana được mệnh danh là kẻ giết người hàng loạt thành công nhất trong lịch sử khi có thể giấu kín tội trạng suốt 50 năm. Ngày bị phán quyết,...

Bấm xem >>

Theo Hoàng Dương (Dịch từ Telegraph) (Khám phá)
Ngại đụng chạm vào ngực thiếu nữ, bác sĩ phát minh thiết bị y tế hữu dụng bậc nhất Reviewed by Index on tháng 11 18, 2019 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Powered By Blogger, Designed by Star Tuấn | Facebook | Youtube

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.