Top Ad unit 728 × 90

Bé gái ngưng tim, ngừng thở vì căn bệnh thường nhầm với cảm sốt


Theo PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cách đây 3 tuần, bé V.N.T.O (12 tuổi, ngụ Bình Thuận) bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi nên xin về nhà khi đang học thể dục.


Nhưng đến ngày hôm sau, bé đột ngột bị ngất, lơ mơ nên được gia đình đưa đến bệnh viện huyện Bắc Bình, sau đó chuyển ngay đến bệnh viện tỉnh Bình Thuận trong tình trạng sốc tim, nhịp tim chậm 26 lần/phút. Tại đây bé được chẩn đoán: sốc tim, viêm cơ tim tối cấp, rối loạn nhịp tim, được xử trí thở oxy, truyền thuốc vận mạch, hội chẩn ngay với Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiến hành chuyển viện.




be gai ngung tim, ngung tho vi can benh thuong nham voi cam sot - 1


be gai ngung tim, ngung tho vi can benh thuong nham voi cam sot - 2

Bác sĩ Quang tại buổi họp báo sáng 12/11.


“Ngay khi nhận được tin báo, ê-kip Khoa Hồi sức tích cực đã nhanh chóng chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết để đón bé cũng như cập nhật tình hình bệnh nhi liên tục từ ê-kip chuyển bệnh. Quãng đường xa, bé tím tái dần, có lúc kẹt xe tận nửa tiến đồng hồ. Khi đến cổng bệnh viện, bé đã ngưng tim, ngưng thở và nhanh chóng được đưa vào khoa Hồi sức”, bác sĩ Quang cho biết.


Ngay lập tức, bé gái được đặt nội khí quản giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đồng thời dùng thuốc kích thích tim hoạt động lại. Lúc đó, các bác sĩ tim mạch tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời trong khi các bác sĩ hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi. Với sự phối hợp nhịp nhàng, sau khoảng 1 giờ, tim của bệnh nhi đã đập lại và tình trạng huyết động cải thiện.



be gai ngung tim, ngung tho vi can benh thuong nham voi cam sot - 3


Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.


Tuy nhiên trong khoảng 48 giờ sau đó, do tình trạng viêm cơ tim tối cấp nên nhịp tim bệnh nhi bị rối loạn liên tục, cứ vài phút lại rối loạn 1 lần kèm tình trạng tổn thương gan, thận mức độ nặng khiến bác sĩ phải dùng nhiều loại thuốc chống loạn nhịp, thuốc vận mạch ổn định chức năng co bóp cơ tim cùng sự hỗ trợ của kỹ thuật ECMO và lọc máu liên tục. Cùng một lúc, bệnh nhi phải vừa đặt máy tạo nhịp tạm thời, lọc máu, tiến hành dùng kĩ thuật ECMO mới vượt qua cơn nguy hiểm.


Sau 6 ngày chạy ECMO, tình trạng viêm cơ tim ổn định dần, chức năng co bóp cơ tim tốt. Bệnh nhi được cai ECMO tại khoa Hồi sức vào ngày 31/10. Hiện tại bé tỉnh táo, không di chứng dù có ngưng thở ngưng tim, chức năng tim bình thường, ăn uống tốt. Dự kiến bé sẽ xuất viện trong 1-2 ngày tới.


Theo các bác sĩ, viêm cơ tim tối cấp là bệnh lý tim mạch trầm trọng, thường gây ra do siêu virus như: Coxsackie virus type B1 - 5, Coxsackie virus type A 4, Coxsackie virus type A 16, Echo virus, Adeno virus, Herpes simplex virus, Influenza virus... Bệnh xảy ra rất đột ngột và diễn biến nhanh chóng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể tử vong.


Trong những ngày đầu khởi bệnh, trẻ có triệu chứng của nhiễm siêu vi đường hô hấp trên như sốt, ho, sổ mũi, ói. Sau 1-2 ngày, trẻ có thể có triệu chứng khó thở, bứt rứt, quấy khóc, vã mồ hôi, tiểu ít, phù. Bệnh nhi hầu như chỉ được các bác sĩ phát hiện và cho nhập viện khi có triệu chứng rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, trụy mạch do giảm sức co bóp của cơ tim.


Viêm cơ tim thể tối cấp ở trẻ em là một bệnh tim mạch có diễn tiến nặng đưa đến tử vong. Các virus này gây tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch.








Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra nguyên nhân và dấu hiệu bệnh viêm cơ tim


Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra nguyên nhân và dấu hiệu bệnh viêm cơ tim

Trong những ngày qua trên mạng xã hội liên tục lan truyền thông tin về loại virus gây viêm cơ tim khiến người bệnh đột tử rất nhanh. Tuy nhiên các...

Bấm xem >>

Theo Huy Vân (Khám phá)
Bé gái ngưng tim, ngừng thở vì căn bệnh thường nhầm với cảm sốt Reviewed by Index on tháng 11 18, 2019 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Powered By Blogger, Designed by Star Tuấn | Facebook | Youtube

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.